Sơn SEBER - Chất lượng khẳng định thương hiệu

QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN NƯỚC

Thứ Sáu, 01/11/2024
CÔNG TY CỔ PHẦN HF GROUP

Lớp sơn nước bảo vệ bề mặt tường bê tông đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong xây dựng nhà ở. Người khách hàng là chủ nhà thường phó mặc, quy trình thi công sơn nước cho chủ thầu cũng như thợ sơn mà chỉ quan tâm vào chất lượng các loại sơn sử dụng. Quá trình này cần phải làm kỹ để giúp cho sơn nước phát huy tối đa khả năng của mình đồng thời giúp cho màu sơn lên màu được đẹp nhất. Chính vì vậy không chỉ người thợ sơn cần nắm rõ các quy trình mà người chủ nhà cũng nên hiểu rõ hơn để có thể giám sát quá trình thi công được tốt nhất.

I. Điều kiện thi công

1. Kiểm tra bề mặt tường

Sau khi bề mặt tường đã được trét xi măng và trước khi đưa vào thi công sơn nước thì cần kiểm tra bề mặt tường xem có bị lồi lõm hay xen lẫn các loại tạp chất hay không. Sử dụng đá mài để làm nhẵn tường hoặc loại bỏ các tạp chất trước khi thi công bột trét giúp cho lớp bột trét tường bám dính hơn.

Đối với tường cũ cần cạo bỏ các lớp sơn bị nấm mốc và có khả năng bong tróc để đảm bảo độ bám dính tốt nhất cho lớp sơn mới.

2. Kiểm tra độ ẩm

Độ ẩm tường quyết định rất nhiều đến quá trình thi công cũng như chất lượng lớp sơn nước khi hoàn thiện. Bề mặt tường chưa khô sẽ khiến hơi ẩm vẫn tiếp tục thoát ra ngoài sau khi sơn khiến cho bề mặt sơn bị phồng rộp và bong tróc hoặc sinh ra nấm mốc trong quá trình sử dụng. Thông thường người thợ sơn sẽ dùng kinh nghiệm để xác định xem tường có đủ điều kiện để sơn hay chưa, tuy nhiên để đảm bảo chắc chắn chính xác bạn nên sử dụng máy đo độ ẩm để đo.

Độ ẩm tường cần được kiểm tra trong 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn trước khi trét bột: độ ẩm chuẩn 22 – 28%.
  • Giai đoạn sau khi trét bột và tiến hành sơn: độ ẩm chuẩn 18 – 22%.

II. Phương pháp thi công

Dựa vào địa hình, điều kiện thi công có thể chọn một trong hai phương pháp tiến hành thi công sơn dễ dàng và hiệu quả

Đối với địa hình bằng phẳng, đơn vị thi công có thể lắp đặt giàn giáo, đơn vị thi công cần kiểm tra thật kỹ về mọi mặt. Chỉ tiến hành khi nó đã đáp ứng được mặt ổn định, không sụt lún, có rãnh thoát nước tốt.

Ngoài ra, cột chống đỡ giàn giáo, giá đỡ luôn phải đặt thẳng đứng đúng với thiết kế. Hơn nữa, đối với chân cột cần phải được kê đệm chống lún, chống trượt. Tuyệt đối, không sử dụng gạch, đá hay ván gãy để kê đệm bởi nó làm mất an toàn. 

Đối với các toà nhà cao tầng. Để có thể làm việc được ở các tòa nhà cao tầng nói riêng cũng như những công việc đòi hỏi làm việc ở độ cao nói chung thì chắc chắn không thể thiếu được dây dù, dây thừng, dây chão hay còn gọi là dây cứu sinh để đảm bảo an toàn cho người lao động.

III. Kỹ thuật thi công

Để bề mặt sơn sau khi hoàn thiện đảm bảo tiêu chuẩn, có tuổi thọ cao, không gặp phải các hiện tượng nổi bóng khí, loang màu, không đều màu, đòi hỏi phải thi công theo đúng quy trình sơn nhà tiêu chuẩn.

 Bước 1:Vệ sinh bề mặt

Sử dụng giấy nhám hoặc bàn chà để chà sát tường, giúp tường bằng phẳng. Có như vậy khi sơn màu lên tường mới đẹp và mịn màng, độ bám màu cũng tốt hơn và không lo tường bị phồng rộp.

Bước 2:Trét bột

Bột trét tường không chỉ là lớp trung gian giữa bề mặt tường và sơn nước mà nó còn giúp che phủ các khuyết điểm của tường bê tông đồng thời đảm bảo cho màu sơn được phát huy tối đa nhất. Ngoài ra, bề mặt tường có trét bột sẽ giúp tiết kiệm được lượng sơn phủ đáng kể do khả năng bám dính của bột trét là cao hơn nhiều so với bề mặt xi măng.

Các loại bột trét tường khác nhau sẽ có những định mức cũng như cách pha trộn khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất. Nên sử dụng lượng bột trét vừa phải, khuấy đều bột trét bằng máy và thi công trong vòng 1 - 2 giờ.

Để đảm bảo hiệu quả cần thi công 2 lớp bột trét và cách nhau từ 1 - 2 giờ. Sau khi trét bột trét khoản 24 giờ, dùng giấy nhám mịn để làm sạch và loại bỏ khuyết điểm trên bề mặt tường.

Bước 3 - Lăn sơn lót

Các loại sơn lót hiện nay có khả năng chống kiềm, nấm mốc và chống thấm rất tốt, giúp tạo một lớp bảo vệ cho bề mặt tường khỏi các tác động xấu từ nước mưa hoặc các vi khuẩn gây hại giúp kéo dài tuổi thọ cho lớp sơn phủ bên ngoài. Sử dụng súng phun hoặc rulo để thi công sơn lót sau khi đã hoàn thiện bước thứ 3.

Bước 4 - Sơn phủ

Các loại sơn hiện nay, nhà sản xuất thường khuyến nghị số lớp sơn phủ là 2 lớp cách nhau khoản 2 - 3 giờ để đảm bảo màu sơn được đẹp nhất. Có thể thi công sơn phủ bằng rulo hoặc súng phun, sử dụng các loại cọ nhỏ để thi công vách hoặc các đường viền. Các thông số về định mức sơn, mã màu sơn, độ dày màn sơn tùy thuộc vào từng loại sơn cụ thể cần tham khảo chi tiết trong quá trình thi công.

Những lưu ý trong quá trình thi công

  • Tùy thuộc vào điều kiện môi trường thực tế trong quá trình thi công mà thời gian giữa các bước có thể khác nhau.
  • Đảm bảo an toàn trong quá trình thi công như: mang thiết bị an toàn lao động đầy đủ, an toàn giàn giáo, thiết bị hỗ trợ khí trong môi trường độc hại...
  • Trong trường hợp sơn dính vào mắt, rửa sạch bằng nước sạch và đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kiểm tra.
  • Bảo quản sơn nơi khô ráo thoáng mát, không đổ sơn vào nước sinh hoạt hoặc cống rãnh.

 

Website: seber.vn

Hotline: 0981 113 269

Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong hành trình tạo dựng không gian sống hoàn hảo!

 

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Thứ Ba, 17/12/2024
-
CÔNG TY CỔ PHẦN HF GROUP

Bạn Đã Bao Giờ Yêu Một Ngôi Nhà Từ Cái Nhìn Đầu Tiên?

Khám phá cảm giác yêu một ngôi nhà ngay từ cái nhìn đầu tiên. Cùng Seber tạo...

Thứ Ba, 17/12/2024
-
CÔNG TY CỔ PHẦN HF GROUP

TỪ NHÀ… ĐẾN TÂM HỒN: Biến Không Gian Sống Thành Nơi Nuôi Dưỡng Cảm Xúc

Không gian sống không chỉ là nơi bạn trở về sau một ngày dài làm việc, mà...

Thứ Ba, 17/12/2024
-
CÔNG TY CỔ PHẦN HF GROUP

Lý Do Nên Chọn Keo Dán Gạch Seber Và Cách Thi Công Đạt Hiệu Quả Cao

Khi thi công gạch, việc lựa chọn một loại keo dán gạch chất lượng là yếu tố...

0
0981 113 269
Chat với chúng tôi qua Zalo